Quyết xử nghiêm những sai phạm trong lễ hội


Tháng Hai 8, 2017
Tháng Mười Hai 23, 2016
Như báo Công lý đã phản ánh, ngày 20/12 trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoạn video dài hơn 2 phút ghi lại hình ảnh một nhóm các bạn nữ, mặc áo đồng phục học sinh thi nhau lao vào đánh và xé áo của một nữ sinh khác. Thậm chí còn bắt nữ sinh này quỳ xin lỗi. Sự việc chỉ dừng lại khi có một bạn nam lên tiếng. Theo người đăng tải đoạn clip thì những học sinh này thuộc trường THPT Tân An.
Nữ sinh Hải Phòng bị đánh hội đồng, lột đồ bắt quỳ gối xin lỗi vì mâu thuẫn trên facebook.
Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải, Công an huyện An Dương, TP Hải Phòng đã phối hợp với các đơn vị liên quan để làm rõ sự việc.
Sau khi tiến hàng điều tra, Công an huyện đã xác định được danh tính các đối tượng tham gia vào đánh hội đồng là: Nguyễn Thị L (SN 2000) và Hoàng Thị Ph, Đào Thị Ng, Nguyễn Thị Phương Th. (cùng SN 2002), cùng trú tại xã Lê Thiện, huyện An Dương. Trong đó Ng và Ph đang học lớp 9 tại trường THCS Lê Thiện, L và Th đã bỏ học. Người bị đánh trong đoạn clip là em Nguyễn Thị Ng (SN 2001) trú tại xã Bắc Sơn, huyện An Dương hiện là học viên trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện.
Theo kết quả điều tra ban đầu, các nữ sinh trong đoạn video có mặc áo của trường THPT Tân An và THPT Nguyễn Trãi nhưng không phải là học sinh của 2 trường nói trên.
Nguyên nhân xảy ra vụ việc được xác định do xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân giữa L. và Ng. trên Feabook. Sau đó cả hai hẹn nhau đến khu vực chung cư thuộc xã An Hưng để giải quyết. Tại đây, hai bên xảy ra xô xát và bị một người tên Hiên, là bạn của L. (SN1998, ở xã Lê Thiện) dùng điện thoại quay clip. Sau đó clip này được Lưu Văn Hùng (SN 1995, ở xã An Hưng) đăng lên Facebook qua nick “Hùng môi đỏ”.
Tháng Mười Một 28, 2016
Sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nghèo của huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, từ khi còn là cậu học trò lớp 5, Phạm Minh Hòa đã phải theo bố mẹ ra Hà Nội bán hàng rong mỗi dịp nghỉ hè và nghỉ Tết.
Gia đình theo đạo Thiên Chúa, những dịp ra Hà Nội bán hàng rong, Hòa cũng thường xuyên tới nhà thờ Cửa Bắc – nơi em được gặp một số bạn bè người nước ngoài, chủ yếu tới từ châu Âu, những người từng kể với em về những nền giáo dục mà ở đó người dân được học miễn phí.
Ý tưởng giúp mọi người đều được học miễn phí cũng nhen nhóm từ đó trong đầu chàng trai xứ Thanh. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Hòa lên Hà Nội xin làm trợ lý cho Liên đoàn Sinh viên Công giáo Việt Nam với mức thù lao hỗ trợ 200 nghìn/ tháng. Công việc chính của em là làm truyền thông và làm điều phối sắp xếp các hoạt động cho các nhóm sinh hoạt. Chính công việc này đã giúp em có những mối quan hệ và là nền tảng để em sáng lập Tổ chức tình nguyện viên quốc tế Mercury hiện tại mà ban đầu chỉ một câu lạc bộ tiếng Anh nhỏ.
Phạm Minh Hòa và các tình nguyện viên dạy tiếng anh tại Mercury
Mercury là một tổ chức hoạt động tình nguyện với cam kết đóng góp cho sự phát triển của học sinh, sinh viên Việt Nam. Chuyên thực hiện những dự án hỗ trợ giáo dục nhằm thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa.
Mercury được thành lập từ ngày 01/ 01/ 2014 và bắt đầu triển khai dự án “Hỗ trợ giáo dục cho sinh viên Việt Nam”. Đến nay trung tâm đã mở được 10 khóa học miễn phí toàn phần, hỗ trợ cho khoảng 10.000 học sinh, sinh viên đang học tập tại Hà Nội. Mercury với mục đích tăng cường, đóng góp vào các hoạt động xã hội, chia sẻ văn hóa, di sản, ngôn ngữ mở rộng phát triển kỹ năng sống thông qua các chương trình trao đổi giáo dục quốc tế giữa các TNV, giáo viên, sinh viên và học sinh THCS với các trường học địa phương cũng như các nhóm cộng đồng khác.
Đây là dự án phi lợi nhuận, hỗ trợ giáo dục tại Việt Nam. Dự án tạo nên một cộng đồng mạng lưới kết nối các tình nguyện viên trên toàn thế giới nhằm chung tay giúp đỡ những đối tượng khó khăn thông qua các chương trình giáo dục. Hiện tại, trung tâm vẫn tiếp tục mở các lớp dạy ngoại ngữ như Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung, Tiếng Hàn… miễn phí cho học sinh viên Việt Nam. Người đứng lớp là những tình nguyện viên nước ngoài sang Việt Nam để giao lưu, trải nghiệm văn hóa địa phương và dạy tiếng Anh cũng là một hoạt động trải nghiệm được ưa thích của những tình nguyện viên này.
Nhiệm vụ chính của Hòa là kết nối, gửi lời mời tới các nhóm, các tổ chức, trường đại học ở các nước để họ gửi tình nguyện viên sang Việt Nam. Em cũng là người đón tiếp, lo chỗ ăn ở cho tình nguyện viên khi họ đặt chân tới Việt Nam, sau đó phân lịch tình nguyện viên tới các lớp.
Hiện tại, tổ chức có 5 cơ sở ở Hà Nội với khoảng hơn 300 học viên. Các tình nguyện viên dạy hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên địa điểm học vẫn phải đi thuê nên ban quản trị vẫn phải thu một khoản tiền nhỏ của học viên để chi trả cho các khoản tiền nhà, điện nước, sách vở. Mức phí dao động từ khoảng 200-400 nghìn/ tháng/ học viên, tùy thuộc vào giá thuê phòng ở mỗi địa điểm và tùy thuộc vào số lượng học viên đăng ký ở mỗi cơ sở.
“Nếu cơ sở đó nhiều học viên, chia đầu người ra thì mỗi người phải đóng góp ít, và ngược lại” – Hòa chia sẻ. Theo Hòa, các lớp học của Mercury chủ yếu tạo môi trường cho các bạn giao tiếp, phản xạ với người nước ngoài, chứ không nặng về ngữ pháp, sách vở.
Tháng Mười Một 25, 2016
![]() PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ánh
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ánh hiện là giảng viên trường Đại học Ngoại thương. Hồi đầu tháng 8, cô từng làm dậy sóng cộng đồng mạng và truyền thông khi đăng dòng chia sẻ trên trang facebook cá nhân thể hiện thái độ bênh vực Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên sau khi BTC Hoa hậu Việt Nam đưa ra quyết định xử lý chính thức đối với người đẹp này.
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ánh cũng nổi tiếng là người “dám đi ngược lại số đông” lên tiếng ủng hộ Huyền Chíp – tác giả cuốn sách ghi lại hành trình “Xách ba lô lên, và đi” – vốn bị chỉ trích gay gắt vào thời điểm đó.
|
* Tít bài đã được đặt lại
Tháng Mười Một 23, 2016
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tình trạng trẻ bị xâm hại tình dục ngày càng gia tăng và đang ở mức báo động. Lý do phần nhiều bởi người Việt chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng của xâm hại tình dục đến thân thể và tâm lý của trẻ. Thực tế bất cứ trẻ ở độ tuổi nào cũng dễ bị tấn công tình dục từ nhiều đối tượng khác nhau, nhưng phổ biến nhất đến từ người thân và họ hàng. Trẻ bị lạm dụng tình dục không những tổn thương về thể chất mà tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề. Trẻ có thể sợ hãi, ám ảnh và phát triển không bình thường sau này.
Người duy nhất có thể bảo vệ con trước nguy cơ bị xâm hại tình dục, không ai khác chính là bố mẹ. Cách giáo dục con biết bảo vệ thân thể mình hiệu quả nhất cũng đến từ bố mẹ. Bởi thế hãy hành động ngay từ bây giờ, dạy con về những nguyên tắc bảo vệ thân thể để hạn chế tới mức tối thiểu nguy cơ con bị xâm hại tình dục.
Hình minh họa
Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Giao cấu với trẻ; Sờ mó vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ và ngược lại bắt trẻ sờ vào các bộ sinh dục; Cho trẻ em xem sách báo, tranh ảnh khiêu dâm; Dùng các lời nói kích thích hành vi tình dục của các trẻ.
Dấu hiệu phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục
Dấu hiệu về hành vi: Trẻ hay gặp ác mộng; Trẻ có hành vi bất thường như: Cử chỉ lén lút hoặc lảng tránh, buồn, chán nản hoặc sợ hãi khi ai đó đến gần; Trẻ có hành tình dục như sờ bộ phận nhạy cảm của mình hay người thân; Trẻ ngại đi học, học sa sút.
Dấu hiệu về thể chất: Cơ thể trẻ xuất hiện vết bầm tím lạ; Bộ phận sinh dục bị trầy xước; Quần áo bị dơ bẩn, bị rách mà bé không giải thích được lý do; Bé có dấu hiệu bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Làm gì khi biết con em mình bị xâm hại tình dục?
Phần lớn các bậc phụ huynh thường có phản ứng hết sức bất bình khi biết con em mình không may bị xâm hại tình dục.
Cha mẹ nên: Bình tĩnh, làm chỗ dựa cho trẻ; Thể hiện sự gần gũi, tạo niềm tin để trẻ kể lại những gì đã xảy ra sau đó cần báo ngay cho Công an và chính quyền địa phương.
Giúp con phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục thế nào?
Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em có thể bất cứ ai ở xung quanh, do đó cha mẹ cần trang bị cho trẻ những kiến thức cho các em tự bảo vệ mình; Dạy cho con em mình biết được đâu là những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể mà những người khác không thể đụng chạm vào (như bộ phận sinh dục, miệng…).
Giúp cho các em biết nói không hoặc la to khi có ai đó đe dọa, cố tình động chạm vào cơ thể; Dạy trẻ từ chối khi ai đó cho quà, cho tiền và rủ đi chơi riêng; Trang bị cho trẻ kỹ năng giao tiếp và khoảng cách phù hợp khi nói chuyện với mọi người.
Sau cùng là đừng quá bận rộn mà xao nhãng trẻ bởi đây chính là cơ hội để những kẻ xấu thực hiện hành vi xâm hại.
Cha mẹ cần quan tâm và nói chuyện nhiều với trẻ để trẻ tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ những bí mật, những nguy cơ trẻ đối mặt trong cuộc sống để bảo vệ con em mình tốt hơn.
Tháng Mười Một 15, 2016
Bà Mary Tarnowka – Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM – cho biết, dựa trên kết quả của Báo cáo Open Doors năm 2015-2016, tại Viện Giáo dục Quốc tế về số lượng sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ thì Việt Nam hiện có tổng 21.403 sinh viên theo học các trường cao đẳng và đại học tại đây trong năm học vừa qua.
Con số này cho thấy, số lượng sinh viên Việt Nam tới Hoa Kỳ đã tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 6 về số lượng sinh viên theo học tại quốc gia này.
Bà Mary Tarnowka khẳng định: “Con số này phản ánh quan hệ hợp tác giáo dục mạnh mẽ giữa hai quốc gia và cũng như mối bang giao ngày càng chặt chẽ giữa nhân dân hai nước. Giáo dục là sự đầu tư tốt nhất của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bất kỳ gia đình nào, và giáo dục cũng chính là một lĩnh vực hợp tác tự nhiên và thành công giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”.
Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM cũng cho biết, số lượng sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Mỹ ngày càng đông cũng là một bước phát triển nhanh chóng của quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 20 năm qua.
Bắt đầu từ năm 1995, Việt Nam có chưa đến 800 du học sinh tại Hoa Kỳ thì ngày nay Việt Nam đang dẫn đầu tất cả các nước Đông Nam Á với con số 21.403 sinh viên. Năm nay cũng là năm thứ 15 liên tiếp số lượng sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ không ngừng tăng lên.
Tháng Mười Một 4, 2016
Tháng Ba 9, 2016
Tin tuc thoi su – HSSV đã được giáo dục nhưng vẫn vi phạm luật giao thông thì sẽ bị xếp loại hạnh kiểm yếu, cảnh cáo trường toàn trường, ghi học bạ, buộc thôi học 1 tuần.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội – Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Kế hoạch số 932/KH-SGD&ĐT về việc Tổ chức phong trào thi đua đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong ngành giáo dục giai đoạn 2016-2020.
Văn bản của Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra yêu cầu: 100% cán bộ, viên chức, nhân viên, HSSV trong các cơ sở giáo dục và đơn vị trường học được phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; ký cam kết với nhà trường chấp hành nghiêm túc các quy định về ATGT.
100% các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ điều kiện, thực hiện đội mũ bảo hiểm có chất lượng và đúng cách cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện.
![]() |
Rất nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. |
Tháng Hai 24, 2016
Tin tuc thoi su – Chuyên gia nhận định, việc đám đông đứng nhìn thanh niên vùng vẫy rồi chết đuối ngay tại ‘thành phố đáng sống’ Đà Nẵng là sự vô cảm, sự vô nhân đạo, vô văn hóa.
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao khi xem một clip dài hơn 8 phút ghi lại cảnh đám đông vô cảm đứng nhìn nam thanh niên chết đuối tại hồ nước ở Đà Nẵng.
Hình ảnh trong clip cho thấy, nam thanh niên đang vùng vẫy, la hét một cách bất lực ở dưới hồ nước, rất gần bờ. Lúc này, trên bờ có rất đông người dân, trong đó có cả người già, trẻ nhỏ, thậm chí là nhiều thanh niên trai tráng… đứng nhìn. Không có bất cứ ai nhảy xuống cứu nam thanh niên, thậm chí cũng không có lời hô hoán cứu người.
![]() |
Nam thanh niên vùng vẫy bất lực dưới hồ nước. |
Những phút đầu tiên của clip liên tiếp xuất hiện những lời nói đầy vô cảm: “Đập đá đấy…”, “Chắc nó mệt rồi nó đuối”, “Chết cha! Hụt rồi, chết cha rồi”… Thậm chí, thỉnh thoảng còn vang lên tiếng cười giòn giã của ai đó đứng trên bờ. Tới khoảng phút thứ 2, khi thanh niên đuối sức, chìm hẳn thì một người mới hô cứu: “Cứu giùm đi, nó hụt chân nó chết rồi mà!”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sự việc xảy ra vào khoảng khoảng 8h sáng 21/2, tại hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung, đường Hàm Nghi, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Nạn nhân là anh G. (24 tuổi). Nguyên nhân ban đầu được xác định là do anh G. buồn chuyện gia đình nên mới tìm đến cái chết. Sáng 21/2, anh G. nhảy xuống hồ tự vẫn. Sau hơn 2 phút vùng vẫy, la hét, anh G. đuối sức và chìm xuống hồ. Hơn 10 phút sau đó, thi thể nạn nhân mới được đưa lên bờ.
Sau khi clip nói trên được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý rất lớn của cộng đồng. Đa số mọi người đều kịch liệt chỉ trích hành động vô cảm của người quay lại clip cũng như những người đứng trên bờ, hờ hững nhìn cái chết đau đớn của nam thanh niên.
“Còn nhiều thời gian vậy mà mọi người chứng kiến ở đó không hò nhau cứu giúp mà cứ đứng trên bờ bình luận. Xem clip mà rùng mình vì sự vô cảm của mọi người”, một người dân bày tỏ ý kiến khi xem clip.
![]() |
Đợi khi nam thanh niên chìm mất thì mới có người lội xuống tìm |
Liên quan đến sự việc, phóng viên đã phỏng vấn Giáo sư Hoàng Chương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam.
Giáo sư Hoàng Chương cho rằng, sự thương tâm tột cùng đối với rủi ro của con người chính là cái chết. Một người nếu có tìm tới cái chết thì có thể anh ta gặp bế tắc trong cuộc sống. Đó là con đường cùng và chính bản thân người đó cũng không hề mong muốn. Là đồng loại, là con người với nhau thì đáng ra chúng ta phải cứu giúp mạng sống của anh ta, thậm chí là giúp anh ta giải quyết bế tắc trong cuộc sống.
Nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Chương thực sự ngạc nhiên khi biết có nhiều người chứng kiến nam thanh niên chết đuối ở hồ nước mà không có động thái cứu giúp.
“Khi nghe tin về sự việc xảy ra tại Đà Nẵng, bản thân tôi là một con người, chưa nói tới một nhà văn hóa, tôi hết sức ngạc nhiên, không thể tưởng tượng được lại xảy ra sự việc như vậy.
![]() |
Nạn nhân đã tử vong trước khi được đưa lên bờ. Ảnh: Phụ nữ TP.HCM |
Người xưa có câu ‘chị ngã em nâng’. Khi thấy người này ngã thì người kia phải đỡ dậy, không thể thấy người ta ngã mà phớt lờ hay bỏ đi, càng không thể đẩy người ta thêm một cái được.
Người ta nhảy xuống hồ, mình không nhìn thấy thì không nói. Nhưng nhìn thấy cảnh đó, là con người thì phải tìm cách cứu họ. Ngay cả những tội phạm bị tuyên án tử hình cũng được chăm sóc trước khi thi hành án.
Trong trường hợp này, nếu không biết bơi, không có khả năng nhảy xuống hồ để cứu người thì phải hô hoán lên để nhanh chóng tìm người có khả năng tới cứu. Nhưng sao mọi người ở đó lại đứng nhìn vô cảm như vậy?”, Giáo sư Hoàng Chương chia sẻ.
Theo ông Chương, những người đứng xem, chỉ bình luận mà không có bất cứ động thái nào nhằm cứu giúp người đang gặp nạn là những người thực sự vô cảm, vô tình với đồng loại. Hành động vô cảm này đã làm xấu danh tiếng của “thành phố đáng sống” Đà Nẵng.
“Hình ảnh đám đông đứng nhìn, thậm chí kéo tới như xem kịch như vậy là sự vô cảm, sự vô nhân đạo, vô văn hóa.
Sự việc này xảy ra ở một nơi hoang dã thì không nói làm gì. Nhưng ở đây lại xảy ra ở nơi đông người, ở ngay TP Đà Nẵng.
Đà Nẵng vốn được coi là một thành phố đáng sống, thành phố hiện đại, văn minh. Đám đông vô cảm đứng nhìn thanh niên chết đuối như vậy đã làm ô danh TP Đà Nẵng,” ông Chương nói.
Giáo sư Hoàng Chương cho biết thêm, ông cảm thấy đáng buồn vì đâu đó trong cuộc sống chúng ta vẫn còn tồn tại sự vô cảm, vẫn có ai đó không sống trên đạo lý là giúp đỡ nhau, che chở nhau.
Giáo sư Hoàng Chương mong muốn những ai có suy nghĩ, lối sống vô cảm thì phải biết tự xem xét lại mình.
“Con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tốt đẹp là đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu không như vậy thì làm sao dân tộc chúng ta tồn tại tới bây giờ được? Sự việc xảy ra tại Đà Nẵng là sự việc hy hữu và chúng ta cần phải phê phán,” ông Chương nói.
Năm nay là năm Bính Thân, Giáo sư Hoàng Chương nhắn nhủ mọi người nên học tập cách yêu thương đồng loại giống như loài khỉ.
“Năm nay là năm Bính Thân, tức năm khỉ. Chúng ta hãy nhìn cách sống của con khỉ để liên hệ về đạo đức giữa con người với con người. Khỉ là con vật có tình yêu thương đồng loại nhất trong tất cả các con vật. Chúng sống theo bầy đàn, không chỉ sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ con cái mà còn hết lòng cứu giúp bất cứ con khỉ nào khi gặp nạn,” ông Chương nói.
Nhân sự việc này, Giáo sư Hoàng Chương lại nhớ tới một sự việc đã được viết thành sách và đã có rất nhiều người đọc.
Theo ông Chương, cách đây khoảng 60 năm, có bé gái bị rơi xuống một ao sâu tại quê nhà ở Nam Bộ. Những người phát hiện sự việc khi đó không ai dám nhảy xuống ao sâu để cứu người vì sợ mình cũng chết.
Nhưng lúc đó, có một anh bộ đội trẻ đi ngang qua đã liều mình nhảy xuống cứu cháu bé lên. Đứa trẻ sau đó được cứu sống. Đáng chú ý, sau này, chính bé gái đó đã trở thành một trong những lãnh đạo cấp cao của nước ta.
“Nếu không có hành động xả thân cứu người trong lúc nguy nan của anh bộ đội kia thì làm sao chúng ta có một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Nhà nước?”, ông Chương nói.
Theo VTC.vn
Tháng Hai 20, 2016
Tin tuc – Văn phòng Thành ủy TP.HCM vừa công bố đường dây nóng của Bí thư Đinh La Thăng để ông trực tiếp tiếp nhận những thông tin từ người dân.
Tối 19/2, Văn phòng Thành ủy Tp.HCM đã chính thức công bố số đường dây nóng tiếp nhận thông tin trực tiếp đến Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng.
Doc bao phap luat, theo đó, trong thời gian triển khai thiết lập tổng đài điện thoại chính thức với đầu số ngắn và dễ nhớ, Văn phòng Thành ủy sử dụng tạm thời số điện thoại của đường dây nóng tiếp nhận thông tin trực tiếp đến Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng là số 08.88 247 247.
Trước đó, Bí thư Đinh La Thăng đã có yêu cầu thiết lập một đường dây nóng cho ông, không lâu sau khi Bộ Chính trị công bố quyết định phân công ông đảm nhiệm chức vụ Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Ông Đinh La Thăng cũng khẳng định lãnh đạo thành phố sẵn sàng tiếp thu, sẵn sàng đối thoại cùng người dân về những việc liên quan đến sự phát triển của thành phố, đến đời sống dân sinh.
Tin giai tri, chia sẻ về buổi làm việc với Bí thư Đinh La Thăng, Chỉ tịch UBND huyện Củ Chi nói: “Anh Thăng nói phải gần dân, làm gì cũng phải xuất phát từ tinh thần vì dân. Cái gì chưa nắm cứ trực tiếp xuống dân sẽ rõ hết. Cứ gần dân, nghe dân nói thì tất cả sẽ ổn. Tôi tâm đắt nhất bốn từ “vì dân hành động” mà anh Thăng dặn dò tập thể cán bộ huyện Củ Chi”.